Những giả thuyết lý giải bí ẩn của Tam giác quỷ Bermuda (Phần I)


Tam giác Bermuda là một vùng biển nằm về phía tây Đại Tây Dương, giới hạn nằm trong một tam giác tưởng tượng với 3 đỉnh là quần đảo Bermuda, thành phố Miami bang Florida và San Juan ở Puerto Rico. Vùng biển này nổi tiếng với tên gọi Tam giác quỷ vì hàng loạt vụ biến mất không để lại dấu tích của hàng trăm tàu biển và máy bay cùng với phi hành đoàn và hành khách mà không rõ lý do tại sao. Dưới đây là 10 giải thuyết các nhà khoa học đã đặt ra để lý giải cho hiện tượng kỳ lạ này.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-i
10. Do con người
Nguyên nhân đầu tiên có thể giải thích nằm ở chính con người. Ngay cả khi đã trải quá quá trình huấn luyện kĩ càng và kinh nghiệm từ hàng ngàn giờ nắm lái, chỉ vì một giây phút lơ là mất tập trung một phi công lão luyện có thể gây ra tai nạn bất cứ lúc nào. Vụ tai nạn máy nay nổi tiếng nhất trong lịch sử của Tam giác Bermuda là “chuyến bay 19” vào ngày 5 tháng 12 năm 1945 của Hải quân Mỹ. Dẫn đầu đoàn bay là Trung úy Charles Taylor, một người hướng dẫn bay của Naval Air Corps. Taylor hoàn toàn là một chuyên viên quân sự có kinh nghiệm. Nhiệm vụ của đội là vụ đánh bom khô lên các hòn đảo ở phía nam Florida, nhưng trên đường trở về căn cứ, đoàn bay đã mất phương hướng và bay tới lãnh hải Bahamas. Tất cả 14 phi công đã mất tích và từ đó không còn bất kì tin tức nào về họ.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-i
Đội giải cứu gồm 13 người được phái đi tìm kiếm sau đó cũng đã chết khi chiếc máy bay chở họ đã nổ tung trên không trung mà không rõ nguyên nhân. Giả thuyết về sự bất cẩn của phi hành đoàn đã được đặt ra dù xác suất điều này xảy ra với những chuyên viên quân sự chuyên nghiệp là rất nhỏ. Hệ thống radio truyền dẫn vô tuyến của Taylor đã được tìm thấy và la bàn định hướng đã gặp trục trặc. Vì thế Taylor đã không thể tìm thấy hướng Bắc, và ông ta cùng phi hành đoàn đã cố gắng rẽ về phía Tây để tới bờ biển Florida bằng cách hướng thẳng theo mặt trời trong buổi chiều. Điều này không thành công và giải thích của quân đội về sự bối rối này là Taylor đã phác thảo nhầm bờ biển Bahama thành bờ biển bang Florida.
9. Dòng hải lưu Gulf Stream
Để giải thích tại sao không hề tìm thấy bất kì mảnh vỡ tàu hoặc máy bay nào ngay cả ở những vùng nước tương đối nông, các nhà khoa học đã đề xuất giả thuyết về dòng hải lưu Gulf Stream. Gulf Stream là một dòng hải lưu mạnh, ấm và chảy nhanh ở Đại Tây Dương xuất phát từ vịnh Mexico, chảy qua eo biển Florida tới bờ biển phía đông nước Mỹ và Newfoundland. Dòng hải lưu này này rộng khoảng 60 dặm và sâu từ 2500 đến 4000 feet, tốc độ chảy trên bề mặt khoảng 2,5m/s. hải lưu Gulf Stream trở thành một trong những hải lưu mạnh nhất đã được biết. Dòng hải lưu này chảy mạnh và nhanh nhất ở vùng Tam giác Bermuda.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-i
Khi tàu chìm và máy bơi rơi vào vùng có dòng hải lưu này chảy qua, chúng sẽ nổi lên trong vòng vài giờ đồng hồ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thiệt hại. Trong thời gian đó, xác con tàu sẽ bị kéo lên hướng bắc bởi dòng hải lưu cho tới khi chìm xuống bên dưới đáy biển sâu. Như vậy, một tàu có thể gặp nạn tại một vị trí này nhưng sau đó lại bị cuốn trôi tới một nơi khác. Điều này không giải thích lý do tại sao rất nhiều tàu và máy đã gặp nạn ở Tam giác quỷ, nhưng nó có thể giải thích lý do tại sao các biện pháp cứu hộ tức thời ngay đã được thực hiện ngay khi nhận được tín hiệu cầu cứu lại không tìm kiếm được gì ngoài biển cả mênh mông.
8. Sóng độc
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-i
Sóng độc - một loại sóng xuất hiện bất ngờ và đơn độc trên biển với kích thước khổng lồ, chiều cao có thể hơn 20-30 mét vốn chỉ là một giả thuyết trong nhiều thế kỷ, cho đến khi có bằng chứng ghi lại sự tồn tại của loại sóng này tại các giàn khoan dầu Draupner ngoài khơi Nauy vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. Trong những ngày biển động, sóng trung bình đạt chiều cao 12 m, chiều cao của giàn khoan dầu khí đảm bảo nó vẫn an toàn. Tuy nhiên khi một con sóng độc cao ít nhất 26 m tràn tới, nó đã gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với dàn khoan.
Sóng độc có lẽ là thứ đáng sợ nhất trên đại dương. Ngay cả hệ thống máy tính tiên tiến nhất cũng không thể tiên đoán trước chúng sẽ xảy ra ở đâu và khi nào. Hơn nữa cũng không hề có một giới hạn nào về kích thước của sóng độc. Chiều cao sóng ở mức 85 feet (khoảng 26m) vẫn còn khiêm tốn. Một cơn sóng độc cao tới gần 50 mét đã đánh vòa hải đăng Fastnet, Ireland trong năm 1985. Bức tường nước dựng đứng với chiều cao như vậy hoàn toàn có thể lật chìm siêu tàu chỉ trong vài giây. Con tàu lớn nhất được ghi nhận bị đánh chìm bởi sóng độc là Knock Nevis dài 464 mét.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-i
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sóng độc trên biển, và phần lớn có thể là do gió mạnh và dòng chảy mạnh khiến những con sóng nhỏ chập lại thành một. Xác xuất xảy ra rất nhỏ, chỉ vào khoảng một trong 200000 con sóng. Sóng độc phổ biến hơn ở Tam giác Bermuda bởi giông bão thường xuyên xảy ra và sự tồn tại của dòng hải lưu Gulf Stream. Cơn sóng cao tới 50 mét hoàn toàn có thể hạ gục máy bay ở tầm thấp đặc biệt là trong công tác cứu nạn Cảnh sát biển, đòi hỏi máy bay phải bay thấp để tìm kiếm xác tàu và những người còn sống sót.
7. Methane Hydrates
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-i
Có một giả thuyết khác có thể giải thích cho bí ẩn về Tam giác Bermuda đó là "metan dạng mắt lưới" hay metan hyđrate, một loại khí hydrate ở trong môi trường nước. Có bao nhiêu metan dạng mắt lưới đang tồn tại và chúng lớn tới mức nào vẫn còn là ẩn số. Metan hyđrate là một loại khí hydrate (băng cháy) hình thành từ khí thiên nhiên và nước, ở dưới điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0 độ C) với hàm lượng metan vượt quá 75% thành phần. Tùy thuộc vào kích thước, chúng có thể sở hữu lượng năng lượng tiềm năng khổng lồ, và khi được giải phóng cùng lúc, metan hydrate có thể gây ra một vụ phun trào như những giếng dầu bị xì hơi. Chính chúng là nguyên nhân gây ra thảm họa Deepwater Horizon vào năm 2010 khi một giàn khoan dầu đã bị đánh sập và nhấn chìm xuống đáy biển bởi metan hydrate đột ngột phun trào.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-i
Bên cạnh đó có thể khi khí metan bị giải phóng và phun trào từ đáy biển hàng dặm lên mặt nước sẽ khiến cho tàu bè đi qua sẽ bị vây quanh bởi dòng khí này. Nếu điều này xảy ra khí khí metan sẽ biến vùng nước xung quanh con tàu bị sủi bọt làm giảm tỉ trọng của nước và dù tàu bè có kích cỡ nào đều có thể chìm nghỉm trong thời gian chưa đầy 10 giây. Thảm họa diễn ra quá nhanh khiến không thành viên nào trong đoàn có thể kịp thời thoát ra được.
6. Giông bão
Có hàng chục cơn bão nhiệt đới xảy ra mỗi năm ở vùng biển Tam giác Bermuda. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngày nay chúng ta có thể tránh đi vào những vùng biển nguy hiểm nơi giông bão sắp nhờ vào thông tin dự báo thời tiết và cảnh báo từ các cơ quan kiểm soát hàng hải. Tuy nhiên trở lại với thời kì cách đây vài trăm năm kỉ khi người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm châu Mỹ, chưa hề có những tiến bộ khoa học kỹ thuật như vậy, giông bão có thể là một nguyên nhân làm cho nhiều tàu bè biến mất khi đi qua vùng biển này.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-i
Một hiện tượng thời tiết cực đoan đi kèm với giông bão mà các nhà khoa học gọi là microburst được cho là nguy hiểm nhất và không thể dự đoán được. Microburst thực ra là gió giáng đột ngột gây ra bởi bão xoáy hút không khí từ trên cao xuống. Khi luồng gió này chạm tới bề mặt đất hoặc mặt nước, tốc độ phía ngoài của chúng có thể đạt tới 170mph, đủ để quật ngã bất kì cây cổ thụ nào cũng như bất kì con tàu nào trên thế giới. Máy bay đi vào vùng ảnh hưởng cũng có thể bị hỏng động cơ và mất lái.
Tham khảo: listverse
Nguồn: Genk
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

 
© 2011 Chia sẻ kiến thức
Ncn
Posts RSSComments RSS
Back to top