Những giả thuyết lý giải bí ẩn của Tam giác quỷ Bermuda (phần II)



5. Sai sót trong trường điện từ của Trái Đất
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-ii
Nhiều người tin rằng có một hố sâu trong trường điện từ của Trái Đất vì nhiều nơi trên trái đất xảy ra hiện tượng la bàn không còn thực hiện đúng chức năng của nó là luôn hướng về phương Bắc.
Khi la bàn nằm ở vị trí của một trong 2 cực từ của Trái Đất, kim la bàn sẽ xoay vòng liên tục. Trong khi đó nếu đặt la bàn ở cực Nam hoặc cực Bắc địa lý thì la bàn sẽ luôn chỉ về cực từ Bắc và vì thế tác dụng định hướng của la bàn không còn đúng nữa. Ngoài ra từ tính của đất đá nơi đặt la bàn cũng khiến việc định hướng bị sai lệnh. Ở sa mạc Gobi, một số của dãy núi Altai , đất đá mang từ tính, vì thế trong vòng bán kính 100 dặm, kim la bàn sẽ xoay liên tục hoặc chỉ theo hướng dãy núi mà thôi.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-ii
La bàn cũng hoạt động không bình thường trong khu vực Tam giác Bermuda. Có tới nghìn du khách khi du lịch trên những tàu nhỏ cho tới du thuyền lớn và máy bay, nói rằng họ không thể sử dụng được la bàn trong suốt hành trình đi qua vùng tam giác này.Đáy biển đã được quét toàn bộ bằng sóng sonar và không có dấu hiệu nào bất thường. Xác tàu và máy bay đều không nhiễm từ tính, và không hề ảnh hưởng đến la bàn. Rất hiếm gặp các các rối loạn điện từ ảnh hưởng đến la bàn, nhưng có nhiều báo cáo về hiện tượng kim la bàn đang quay bỗng dưng ngừng lại. La bàn hoạt động khác thường trong khu vực tam giác Bermuda vẫn còn là một bí ẩn, và nhiều khả năng đó là do những thảm họa thiên nhiên gây ra
4. Lực trọng trường tích cực Mascon
"Mascon" là viết tắt của thuật ngữ “mass concentration” (sự tập trung khối lượng), là một lực hấp dẫn. Cho đến những năm 1970, người ta chỉ nghĩ rằng Mascon chỉ tồn tại trong các thiên thể cực kỳ lớn, chẳng hạn như mặt trời. Tuy nhiên cùng với tiến bộ khoa học, chúng ta đã biết rằng tồn tại cả lực Mascon tích cực và tiêu cực trên mỗi inch vuông của bất kì thiên thể nào trong thiên hà. Nguyên nhân nào đã gây ra mascon vẫn còn là bí ẩn nhưng không nơi nào trong thiên hà của chúng ta lực mascon lại rõ rệt hơn trên Mặt trăng.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-ii
Các nhà khoa học vũ trụ từ thập niên 60 của thế kỉ trước đã ghi nhận được những vị trí võng trên quỹ đạo của vệ tinh quay xung quanh mặt trăng, cả người lái và không người lái. Những vị trí võng xuống này trùng với vị trí của một số “biển” trên Mặt trăng. Đất trong các vùng biển này là bazan, khiến chúng trông tối hơn các phần còn lại của Mặt trăng, và đất bazan nặng hơn nhiều nếu so với đất đá sáng màu hơn xung quanh. Khi vệ tinh quay quanh bay qua một trong những vùng biển này, lớp đất đá nặng ở vùng “biển” hút các vệ tinh với cường độ lớn hơn nhiều lực kéo trung bình của mặt trăng. Lực mascons của mặt trăng mạnh đến nỗi không có vệ tinh nào có thể duy trì quỹ đạo lâu hơn 4 năm nếu không được sửa chữa.
Rất có thể rằng có những lúc nào đó, lực hấp dẫn tích cực Mascon trải dày đặc tại dưới đáy biển của tam giác Bermuda. Lực này có thể riêng nó không đủ mạnh để ảnh hưởng lên tàu biển nhưng khi kết hợp với việc con thuyền đang đi vào vùng trũng giữa hai con sóng khi biển động thì lực mascon có thể nhấn chìm dễ dàng một con tàu xuống đáy biển trong chưa đầy 3 giây . Bên cạnh đó vì không khí mỏng hơn nhiều so với nước , ảnh hưởng của lực mascon còn rõ ràng hơn với máy bay và đặc biệt là các vệ tinh.
3. Người ngoài hành tinh
Lý thuyết này đã được đưa ra để giải thích về sự mất tích của con thuyền Mary Celeste, mặc dù nó đi qua vùng tam giác Bermuda mà ở cách đó vài trăm dặm về phía bắc. Một trong những sự biến mất kỳ bí nhất là trường hợp của con tàu Cyclops USS, một con tàu của Hải quân Mỹ có vũ trang chuyên chở 11.000 tấn mangan thô được dùng trong các loại đạn dược. Quặng mangan thô không dễ cháy, do đó, chúng không thể là nguyên nhân gây nổ được. Cũng có thể lò hơi đã nổ, và nhấn chìm ngay con tàu, nhưng nếu như vậy, các bộ phận bằng gỗ của con tàu bị vương lại trên mặt nước sẽ không bị chìm và dòng hải lưu Gulf Stream sẽ kéo chúng lên phương bắc dọc theo bở biển phía đông và đưa tới các bãi biển của Bermuda.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-ii
Cyclops rời Rio de Janeiro vào ngày 16 tháng 2 năm 1918 để tới Baltimore, Maryland. Nó dừng lại ở Bahia, Brazil đúng theo lịch trình vào ngày 20 tháng 2, rồi sau đó dừng lại ở Barbados để kiểm tra tải trọng. Sau khi kiểm tra tàu được đánh giá là an toàn và khởi hành sau đó vào ngày 4 tháng 3, đi lên phía bắc qua trung tâm vùng tam giác và từ đó không ai còn nhìn thấy nó nữa. Những câu chuyện như thế này đã làm nảy sinh những giả thuyết rằng có thể người ngoài hành tinh đã hút toàn bộ con tàu và máy bay lên tàu không gian của họ.
2. Bẻ cong không gian và thời gian
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-ii
Giả thuyết bẻ cong không gian và thời gian xét tới một khái niệm khoa học có tên “wormhole” (hố giun). Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm, trong trường hợp này, không phải là một đường thẳng, nhưng không phải là bằng 0. Hố giun viễn tải rất hiệu quả bất kì vật chất gì từ điểm A tới điểm B một cách tức thì, bỏ qua yếu tố không gian. Điểm A và B không nhất thiế phải khác biệt về mặt địa lý nhưng chúng có thể là cùng một địa điểm trong những khoảng thời gian khác nhau. Vì vậy, bạn có thể đi du lịch từ Trái đất đến một số hành tinh trong hệ thống sao Upsilon Andromedae ngay tức thì, thay vì mất 44 năm đi với tốc độ ánh sáng. Theo thuyết tương đối, di chuyển với vận tốc vượt ánh sáng là không thể, trừ khi các định luật vật lý bị loại bỏ. Theo đó các định luật vật lý chũng không còn đúng nữa ở bên trong hố giun.
Cho tới nay vẫn chưa có những phương trình toán học hoàn chỉnh miêu tả vè hố giun, song có khả năng có hố giun tồn tại ở Tam giác Bermuda. Hố giun này có thể viễn tải tức thời bất cứ thứ gì đi lạc vào tới một nơi nào đó trong thiên hà hoặc tới một khoảng thời gian khác nhưng vẫn tại địa điểm cũ. Lý thuyết về hố giun có thể giải thích được câu chuyện kì bí về Carolyn Cascio dưới đây.
Carolyn Cascio là một phi công kỳ cựu làm công việc chuyên chở khách tham quan du lịch ở Bahamas. Ngày 7 tháng 6 năm 1964, cô đã bay từ Nassau tới đảo Turk lớn, hòn đảo lớn nhất của quần đảo Turks với rất nhiều cư dân sinh sống. Nhưng khi Cascio tới nơi, cô đã phát đi tín hiệu radio với nội dung thông báo cô đã đi lạc. Cô khẳng định hòn đảo có cùng hình dạng và kích thước như đảo Turk lớn, nhưng không hề có bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ có con người sinh sống. Không gì ngoài cây gỗ và bãi biển ở đó.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-ii
Sau khi nhận được tín hiệu từ Cascio, đài kiểm soát không lưu tại sân bay đảo Turk lớn đã phản hồi lại rằng Cascio đang ở trên không phận hòn đảo rồi và có thể hạ cánh bất cứ lúc nào. Tuy nhiên Cascio không thể tìm thấy sân bay dẫu cô ấy đang bay ngay trên nó. Rất nhiều người khi đó đã chứng kiến Cascio bay vòng quanh sân bay tới cả chục lần. Đài không lưu đã liên tục phát đi tín hiệu cảnh báo nhưng không hề nhận được phản hồi từ cô. Hệ thống radio trên máy bay chỉ ra rằng không hề nhận được tín hiệu nào trong khi sân bay thì nhận được tín hiệu của cô. Cuối cùng sau 30 phút tìm kiếm, Cascio quyết định bay trở lại nơi cô xuất phát ở Nassau và từ đó không ai gặp lại cô lẫn hành khách đi cùng và chiếc máy bay nữa.
Cho tới khi giả thuyết về hố giun tồn tại ở Tam giác Bermuda được chứng minh, có khả năng Cascio đã đi vào điểm A trong chuyến đi tới đảo Turk lớn và thoát ra ở địa điểm đó nhưng ở thời gian khác, tức điểm B, trước khi con người định cư ở đảo Turk lớn. Cô ấy sau đó không thể quay trở lại nhờ vào sự bẻ cong tương tự trong miền thời gian không gian liên tục.
1. Thành phố đã mất tích - Atlantis
Lý thuyết này lập luận dựa trên những bằng chứng về cấu trúc nhân tạo được tìm ở ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của đảo Bimini bắc, khoảng 50 dặm về phía đông của Miami, Florida. Những cấu trúc này được gọi là đường Bimini, và được phát hiện bởi một thợ lặn vào ngày 02 tháng 9 năm 1968. Chúng có cấu tạo chủ yếu từ đá vôi và tương đối vuông vức ở hầu hết các phần với kích thước các phiến đá ghép rộng từ 6 đến 13 feet. Có hai cấu trúc tương tự khác dài 150 đến 200 feet ở giữa con đường này và bãi biển của hòn đảo, cũng làm từ các khối đá vôi nhưng có kích thước nhỏ hơn. Hình dạng hình chữ nhật của hầu hết của các khối đá, cũng như sự sắp đặt theo trật tự thành những con đường thẳng chứng tỏ chúng hoàn toàn nhân tạo và có thể được gọt đẽo từ mỏ đá vôi rồi được đưa về đây để lắp ghép. Con đường dài hơn giống như một phần của bức tường bao quanh đảo Bắc Bimini. Rất có thể đường Bimini là dấu vết còn lại duy nhất của đảo Atlantis đã bị nhấn chìm.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-ii
Nhà triết học Hy lạp cổ đại, Plato đã nhắc đến một Atlantis phát triển cực thịnh vào giai đoạn khoảng 9.600 trước Công nguyên. Trình độ công nghệ, nghệ thuật và chính trị của họ được đánh giá là vượt xa Hy Lạp cổ đại và các xã hội tiên tiến nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Và một cơn đại hồng thủy khủng khiếp, hoặc một vụ phun trào núi lửa nào đó đã khiến "trong một ngày và đêm của sự bất hạnh, hòn đảo Atlas biến mất khỏi mặt đất”.
nhung-gia-thuyet-ly-giai-bi-an-cua-tam-giac-quy-bermuda-phan-ii
Nếu Atlantis tồn tại dưới đáy đại dương, quả thực công nghệ của họ đã vượt xa chúng ta ngày hôm nay khi công trình đường Bimini có thể tồn tại trong thời gian rất dài dưới áp lực của nước ở độ sâu gần 4 dặm. Nếu như vậy thì rất có thể thế hệ hậu duệ của họ vẫn còn sinh sống bên dưới vùng biển tam giác Bermuda và họ đã sử dụng năng lượng để phá vỡ trường điện từ và nhấn chìm tàu bè và máy bay xuống đáy biển sâu.
Song cho tới nay, bản đồ sonar về độ sâu không hề phản ánh bất kỳ điều gì bất thường ở Đại Tây Dương ngoài dãy núi ngầm Mid-Atlantic có độ dài 40000km. Nhưng Atlantis có thể là một đảo rất bằng phẳng nên không hề có dấu hiệu nào về nó trên bản đồ sonar.
Tham khảo: listvers
Nguồn: Genke
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

 
© 2011 Chia sẻ kiến thức
Ncn
Posts RSSComments RSS
Back to top